ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: 5 CÁCH XỬ LÝ ĐỂ ĐỜI KHI BỊ KẸP HÀNG

 

Thị trường chứng khoán hiện đang là một trong những kênh đầu tư thu hút nhất năm 2021. Với mục tiêu hơn 5% dân số Việt Nam tham gia vào thị trường chứng khoán của chính phủ thì lượng tiền mới vào thị trường liên tục tăng, kéo theo những đợt tăng nóng mang đến hàng chục thậm chí hàng trăm % lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không một thị trường nào là tăng mãi, sau những cơn sóng điên loạn của Vnindex, những cú rơi 100 điểm của chỉ số tháng 12 năm 2021 và tháng 1 năm 2022 vừa rồi khiến cho không ít nhà đầu tư được một phen lao đao. Vì vậy chuyện kẹp hàng là không thể tránh khỏi, không chỉ đối với nhà đầu tư F0 mà còn với cả nhiều người đầu tư lâu năm. Việc nhà đầu tư lỡ mua cổ phiếu ở vùng giá cao và chịu thua lỗ nặng nề khiến nhiều người không biết nên cắt lỗ hay ôm tiếp trở thành nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ. Vì vậy, hôm nay Nga sẽ chia sẻ cho quý nhà đầu tư cách xử lý kẹp hàng để giảm thiểu khoản lỗ nhiều nhất có thể.

Để xử lý tình trạng bị kẹp hàng, đầu tiên chúng ta cần bình tĩnh và ngồi lại nhìn nhận trạng thái của thị trường trước. Nếu chỉ số giảm quá nhanh, hoặc chỉ giảm trong phiên ATC, chúng ta cần xác định có thể đó là điều chỉnh giảm cục bộ. Thông thường, sau những phiên này, thị trường sẽ hồi vào phiên tiếp theo và volume thường sẽ rất lớn, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ tiếp lượng hàng cổ phiếu có trong danh mục.

Đối với trường hợp thị trường bước vào giai đoạn downtrend, thị trường giảm mạnh sau đó đi ngang, hoặc giảm đều đều nhiều phiên với khối lượng lớn, dòng tiền sau đó vào rất yếu, lúc này nhà đầu tư cần phải nắm rõ câu châm ngôn: “Hồi là phải bán!”. Nếu chưa thể bán hết được lượng hàng đang có, thì sẽ ưu tiên xử lý phần vay margin trước để tránh tình trạng bị call Margin. Cụ thể, trong từng trường hợp thì Nga sẽ đưa ra những cách giải quyết để cơ cấu lại tài khoản cho mọi người bên dưới nhé.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị kẹp hàng trong đầu tư chứng khoán

Đầu tiên, chúng ta cần xác định được nguyên nhân nhiều nhà đầu tư bị rơi vào tình trạng kẹp hàng.

Thứ nhất, tâm lý FOMO – sợ bị bỏ rơi.

Điều này không chỉ xảy ra nhiều với nhà đầu tư F0 mà còn với cả nhiều nhà đầu tư lâu năm. Ví dụ như đợt sóng BĐS vừa rồi, có rất nhiều cổ phiếu như DIG LDG CEO tăng nóng đến 200%, đối với những người không mua ở dưới nền thì sẽ có tâm lý đợi chỉnh thì vào mua, nhưng cổ phiếu lại cứ tiếp tục tăng và không chỉnh. Lúc này tâm lý không mua thì mình không có hàng sẽ thôi thúc nhà đầu tư đặt lệnh bán ngay lập tức. Tuy nhiên, khi vừa khớp lệnh xong thì cổ phiếu lại giảm thậm chí giảm sàn, hàng T0 T1 T2 chưa về, nhà đầu tư không thể xử lý được, rất dễ gây ra tình trạng chán nản, bỏ mặc tài khoản.

Thứ hai, Lẫn lộn phương pháp đầu tư và không đủ kiến thức để phân biệt đươc các cổ phiếu phù hợp để đầu cơ hay đầu tư.

Điều này hay gặp nhất ở các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tầm 2 năm đổ về. Họ không phân biệt được những cổ phiếu “rác” với cổ phiếu có cơ bản tốt, tăng trưởng. Trong quá trình tư vấn đầu tư, Nga đã gặp rất nhiều trường hợp như này. Họ mua rất nhiều, thậm chí mua full tài khoản để ôm những cổ phiếu rác, thường có mệnh giá dưới 10 nghìn đồng/1 cổ phiếu với hy vọng lái đánh lên và ăn bằng lần. Nhưng mấy năm sau lái chả thấy đâu, chỉ thấy cổ phiếu liên tục giảm sàn, tài khoản giảm 40 50%, thậm chí có người còn 90 95%.

Cách xử lý tài khoản bị kẹp hàng trong đầu tư chứng khoán

Cách 1: Gồng lỗ

Đây là cách mà nhiều nhà đầu tư thường hay làm nhất, đặc biệt là những nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường. Khi thị trường giảm sốc mà không có 1 chiến lược cắt lỗ rõ ràng thường sẽ khiến họ bị những khoản lỗ lớn hơn 10%. Lúc này tâm lý chán nản khiến những người này có suy nghĩ cổ phiếu sẽ không thể giảm sâu hơn được nữa nên quyết định ôm hàng chờ đợi đến khi nào giá trị cổ phiếu quay về với giá vốn lúc mua. Tuy nhiên, trong trường hợp thị trường bước vào giai đoạn downtrend thì cổ phiếu thường sẽ giảm tiếp, thời gian để cổ phiếu quay về với giá cũ thường vài tháng, thậm chí tới cả vài năm.

Với cách xử lý này, nhà đầu tư chỉ nên làm khi sử dụng 100% vốn cá nhân, tài khoản không bị căng margin và những cổ phiếu nắm giữ phải là những cổ phiếu cơ bản tốt có kết quả kinh doanh ổn định, tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Còn đối với những cổ phiếu yếu, thanh khoản thấp thì tốt nhất nhà đầu tư nên loại bỏ ra khỏi danh mục.

Cách 2: Chấp nhận cắt lỗ

Trái ngược với những nhà đầu tư đi theo quan điểm “chưa bán là chưa lỗ” như ở cách trên, phần đông nhà đầu cơ lướt sóng chấp nhận việc cắt lỗ càng nhanh càng tốt, điều này sẽ giúp họ bảo toàn được nguôn vốn. Tùy mức chấp nhận lỗ của từng người sẽ có những cách xử lý khác nhau, ví dụ lỗ 7% bán ½, lỗ trên 10% bán hết phần còn lại…

Phương pháp này sẽ dễ thực hiện với mức thua lỗ nhỏ dưới 10%, không tạo cảm giác quá bị hớ khi cắt lỗ. Còn nếu thua lỗ lớn hơn 10% mà vẫn bị kẹp thì có thể suy nghĩ những phương án khác

Cách 3: Bình quân giá cổ phiếu 

Đây là cách xử lý của khá nhiều nhà đầu tư khi có nhiều tiền mặt, bằng việc thực hiện mua thêm cổ phiếu khi giá giảm sẽ làm giảm giá vốn xuống. Phương pháp này quá quen thuộc với nhà đầu tư không chỉ trong thị trường downtrend mà cũng được sử dụng rất nhiều trong thị trường uptrend. Điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn cho nhà đầu tư, loại trừ khả năng mua đắt bán rẻ.

Nhược điểm của cách xử lý này là giá cổ phiếu có thể sẽ giảm sâu hơn. Vì vậy, chỉ nên thực hiện cách này khi những rủi ro từ thị trường đã giảm và những cổ phiếu bình quân là những cổ phiếu tốt.

Cách 4: Trading T+ trên số hàng sẵn có

Đây được coi là phương pháp bình quân giá nhưng nâng cao hơn. Nhà đầu tư có thể lấy phần hàng gốc làm kho hàng để thực hiện trading T+, tức là có thể đặt mua bắt đáy, mua giá sàn rồi lấy phần hàng có sẵn bán luôn trong phiên nếu cổ phiếu tăng giá hoặc trần. Khi mua ở mức giá thấp thì nghiễm nhiên giá trung bình của cổ phiếu sẽ giảm nhưng sức mua không bị quá căng, tỷ lệ tài khoản vẫn được giữ nguyên ở mức an toàn.

Cách 5: Đảo hàng

Việc này thực hiện bằng cách chấp nhận cắt lỗ những cổ phiếu mà nhà đầu tư xác định là yếu và dùng phần tiền đó đảo sang cổ phiếu khác xịn hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là nhà đầu tư có thể chọn được cổ phiếu tốt, nhanh chóng lấy lại khoản lỗ trước đó.

Nhược điểm là rủi ro thị trường vẫn còn, cổ phiếu đảo sang có thể bị ảnh hưởng và bị giảm giá theo, sẽ xuất hiện tình trạng lỗ chồng lỗ.

Giải pháp để tránh tình trạng bị kẹp hàng trong đầu tư chứng khoán

Một vài giải pháp nhà đầu tư có thể áp dụng để giảm thiểu tối đa việc bị kẹp hàng ở đỉnh Nga muốn giới thiệu với mọi người như sau:

  1. Quản trị được cảm xúc, tránh bị FOMO
  2. Biết chắt lọc thông tin từ người thân, người môi giới, không nên mua quá nhiều cổ phiếu theo “tin”, theo “game” mà không có cơ bản tốt, không có tiềm năng tăng trưởng.
  3. Có Phương pháp đầu tư, chiến lược mua bán cổ phiếu rõ ràng, dựa trên sự hiểu biết và học hỏi kiến thức từ các chuyên gia tư vấn, những người môi giới uy tín và có kinh nghiệm.

 

Để được tư vấn kỹ nhất về chiến lược đầu tư, cách quản trị danh mục, quản trị cảm xúc trong quá trình đầu tư chứng khoán, những nhà đầu tư mới F0 và đặc biệt là những người không may bị kẹp hàng ở đỉnh có thể liên hệ ngay với Thanh Nga qua zalo 035.975.7733 để được Nga hỗ trợ ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *